1. Plato - (427 - 347 TTC), là nhà Đại Hiền Triết và nhà Giáo Dục của thời Cổ Hy Lạp, đồng thời cũng là một trong các nhà tư tưởng quan trọng nhất, đã viết ra nhiều tác phẩm giá trị, gây nên ảnh hưởng rộng lớn trong nền Triết Học Tây Phương. Với ông, hạnh phúc không cần kiếm tìm ở đâu xa, mà nó chính là sự hài lòng với những thứ nhỏ nhặt nhất xung quanh chúng ta.
2. Tagore - (1861 – 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà LaMôn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Nhà thơ Tagore quan niệm hãy dạy dỗ nhưng đừng giới hạn kiến thức của mình lên bất kỳ ai, kể cả những đứa trẻ. Mỗi thời mỗi khác, chúng ta không thể áp đặt cái của mình lên người khác như vậy.
3. Aristotle (384 - 322 TCN) là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Ông luôn coi trọng sự học, đặt sự học lên hàng đầu và khuyến khích mọi người đi theo con đường học vấn.
4. Albert Einstein (1879 – 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.
5. Diễn viên võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long (1940 - 1973) và câu nói khiến hàng triệu người phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa của nó.
6. Đức Phật luôn hướng con người đến những điều rộng lượng và bao dung. Sức mạnh của ngôn từ có thể thay đổi được cả thế giới.
7. Chanakya (350–283 TCN) là một nhà triết học người Ấn Độ. Lời khuyên của ông giúp chúng ta nhận ra việc học hỏi ngay cả từ những sai lầm của người khác cũng mang lại lợi ích cho chính chúng ta.
8. Khổng Tử (551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị, nhà biên khảo nổi tiếng người Trung Hoa. Câu nói nổi tiếng của ông mang ý nghĩa khuyên bảo con người đừng nên phức tạp hoá các vấn đề trong cuộc sống. Hãy nghĩ nó đơn giản thì nó sẽ đơn giản.
9. Mahatma Gandhi (1869 - 1948) là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông quan niệm mỗi người hãy sống thật đơn giản, vậy là cả xã hội sẽ không còn phức tạp nữa.
10. Câu nói vô cùng nổi tiếng của triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates (469–399 TCN) cho thấy sự khiêm nhường mà mỗi người nên có. Bởi kiến thức là vô biên, dù học cả đời cũng chưa chắc thấu hiểu được hết. Hãy luôn làm một người khiêm nhường.
11. Svāmī Vivekānanda (1863 - 1902) là một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết lý Vedanta, Ấn Độ. Với ông, việc nuôi dưỡng tâm hồn cùng những suy nghĩ trong sáng là điều quan trọng nhất đối với một con người. Lời nói chẳng đưa chúng đi tới đâu, đôi khi còn mang lại rắc rối nhưng suy nghĩ mang tầm vóc chắc chắn sẽ đưa chúng ta đi xa.