Từ khóa
BULONG - ỐC VÍT DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY HÀNG CAO CẤP DỤNG CỤ CẦM TAY DÙNG KHÍ NÉN |
12-12-2018 18:59
Lời khen chê của người ngu không quan trọng. Nhưng khi người có học thức, thông tuệ khen hay chê, đó mới là đích thực’…
Trong tác phẩm Buddhist Legends (Truyện cổ Phật giáo) của Eugène Watson Burlingame có ghi lại một câu chuyện xảy ra khi Đức Phật ở tại Kỳ Viên như sau:
Tu-lại (Atula) là một thiện tín sống ở Xá-vệ, ông ta có một nhóm bạn 500 Phật tử. Một ngày nọ, ông dắt cả 500 người đi đến tinh xá nghe Pháp. Đầu tiên, họ đến bên Tôn giả Ly-bà-đa, cung kính đảnh lễ và ngồi một bên. Tôn giả là người ưa độc cư, nên Ngài không nói gì với họ.
Tu-lại nghĩ thầm: “Tôn giả chẳng nói năng chi”. Cả nhóm bèn đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, và cung kính đứng bên. Tôn giả hỏi:
– Các ông đến gặp ta có chuyện gì?
Tu-lại thưa:
– Bạch Tôn giả, con đưa các bạn đi nghe Pháp và đã gặp Ngài Ly-bà-đa. Nhưng Ngài chẳng nói gì, nên con bất mãn và đến đây. Xin Tôn giả thuyết Pháp cho chúng con.
– Tốt lắm. Các ông hãy ngồi xuống.
Và Tôn giả Xá-lợi-phất giảng giải về A-tỳ-đàm tràng giang đại hải.
Tu-lại nghĩ thầm: “A-tỳ-đàm rất khó hiểu, Tôn giả giảng giải Pháp ấy cho ta quá dài, điều ấy đâu có ích lợi gì?” Và ông bực bội dẫn chúng bạn đi đến chỗ Tôn giả A-nan. Tôn giả hỏi:
– Có việc gì thế cư sĩ?
Tu-lại thưa:
– Thưa Tôn giả, chúng con đến chỗ Ngài Ly-bà-đa mong được nghe Pháp; Tôn giả chẳng nói lời nào. Chúng con đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, và Ngài dạy quá nhiều về A-tỳ-đàm với tất cả chi tiết. Chúng con chẳng hiểu gì cả và buồn bực về các Tôn giả ấy, nên đến đây. Xin Tôn giả thuyết pháp cho chúng con.
– Tốt lắm, hãy ngồi xuống và lắng nghe.
Tôn giả A-nan nói Pháp cho họ, ngắn gọn và dễ hiểu. Nhưng họ cũng bực tức, bỏ đi và đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ rồi lui ngồi một bên. Đức Phật hỏi:
– Vì sao các ông đến đây?
– Bạch Thế Tôn, chúng con nghe Pháp.
– Nhưng các ông đã nghe rồi.
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ly-bà-đa chẳng nói lời nào; Tôn giả Xá-lợi-phất giảng dạy quá nhiều; Tôn giả A-nan lại nói ngắn quá; chúng con không vui nên đến đây.
Phật nghe xong và quở:
– Này Tu-lại, từ xưa đến nay, người ta luôn chê bai. Người không nói, người nói nhiều, người nói ít đều bị chê, không ai hoàn toàn được khen, cũng không ai hoàn toàn bị chê. Ngay cả các bậc Đế vương cũng được người khen kẻ chê. Ngay cả đại địa, mặt trời, mặt trăng, ngay cả một vị Phật, ngồi giữa tứ chúng mà thuyết pháp cũng có người khen kẻ chê. Lời khen chê của người ngu không quan trọng. Nhưng khi người có học thức, thông tuệ khen hay chê, đó mới là đích thực.
***
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta muốn bắt tay vào làm một việc tốt nào đó, có thể là việc rất chính nghĩa, nhưng lại nấn ná vì sợ lời ra tiếng vào. Nhớ lại khi xưa, Quan Âm Thị Kính nuôi đứa con của Thị Mầu, bị làng xóm gièm pha là cha đứa bé, tủi cực đủ bề, nhưng Ngài vẫn làm vì lòng từ bi, cuối cùng đắc Đạo giải thoát. Thế thì chúng ta có chi phải ngần ngại? Chỉ cần thấy việc Thiện, phù hợp với Đạo lý là làm thôi.
Thanh Ngọc
Tham khảo:
VẬT TƯ HẢI ÂU
KHƠI NGUỒN ĐAM MÊ - SÁNG TẠO CUỘC SỐNG
Bản inNgười gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Đang truy cập: 422 Trong ngày: 509 Trong tuần: 1263 Lượt truy cập: 62859799 |