Từ khóa
BULONG - ỐC VÍT DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY HÀNG CAO CẤP DỤNG CỤ CẦM TAY DÙNG KHÍ NÉN |
20-10-2016 08:06
Tam Quốc là thời kỳ phân tranh giữa 3 thế lực lớn là Ngụy – Thục – Ngô, đây là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Họ sở hữu những vũ khí huyền thoại, được miêu tả là có uy lực và khả năng vô cùng đặc biệt.
Lịch sử chứng minh chiến tranh là sự thúc đẩy đỉnh cao của khoa học kỹ thuật quân sự, hàng trăm loại vũ khí được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng để một thế lực giành lợi thế trên chiến trường so với đối thủ. Thời kỳ Tam Quốc diễn ra trong thời gian ngắn nhưng tại đây đã sản sinh ra hàng loạt vị tướng huyền thoại sử dụng các loại binh khí được coi là đỉnh cao kỹ thuật lúc bấy giờ.
1. Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Chiếc đao của Quan Vũ có tên đầy đủ là Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Xem qua phim Tam Quốc Diễn Nghĩa có lẽ ai cũng biết đến chiếc đao này của Quan Vũ.
Thanh Long Đao là một loại đao thuộc Yển Nguyệt Đao. Do trọng lượng của chiếc đao này rất nặng nên nó thường được dùng để luyện tập cho sức mạnh của cánh tay, chứ không dùng trong chiến đấu. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu.
Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg hiện đại. Trong tiểu thuyết có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1780 người.
Trong trận chiến Hổ Lao Quan, Lã Bố đã nói: “Đánh nhau kịch liệt không phân thắng bại, trước trận chỉ sầu não trước Quan Vân Trường. Thanh Long Bảo Đao rực rỡ trong sương tuyết, Chiến bào Anh Vũ bay như cánh bướm”. Quan Vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đó đã đi sâu vào trái tim của biết bao người.
Quan Vũ cùng chiếc đao này đã lấy mạng không ít võ tướng. Người đời sau đã gọi Thanh Long Yển Nguyệt Đao là Quan Đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quân Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.
2. Phương Thiên Họa Kích
Phương Thiên Hoạ Kích được biết đến như một trong những vũ khí nổi tiếng nhất trong các tác phẩm văn học trung đại. Tuy không phải vũ khí đáng sợ nhất, nhưng nó thuộc về nhân vật đáng sợ nhất: Lã Bố.
Kích là một trong những vũ khí cổ xưa nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nhiều sử gia cho rằng các mẫu vũ khí có hình dáng tương tự như kích đã xuất hiện từ thời nhà Thương, khoảng 1000 năm trước Công Nguyên. Hình dáng của kích được phát triển từ cây thương hoặc giáo, nhưng có thêm hai lưỡi thép tựa như trăng lưỡi liềm ở hai bên (hoặc chỉ một bên).
Với thiết kế như vậy, kích không chỉ có thể đâm, rạch, đập như thương mà còn có các kỹ thuật như chặt, móc, kéo cơ thể hoặc vũ khí đối thủ. Để dễ dàng sử dụng các kỹ thuật này, cán kích có phần cứng và ít dẻo hơn thương.
Cái tên của vũ khí này có thể “bật mí” thêm một vài chi tiết thú vị: “Phương thiên” nghĩa là “nghiêng/ lệch sang một bên”, chứng tỏ vũ khí của Lã Bố chỉ có một mảnh thép chứ không phải hai. Riêng chữ “hoạ kích” – cây kích đem lại tai hoạ – lại được sử dụng như một cách để nhấn mạnh tính huỷ diệt và đáng sợ của vũ khí này.
Kích vốn là một vũ khí khó sử dụng. Với trọng lượng nặng hơn các vũ khí khác, cộng thêm sở hữu nhiều đòn thế đa dạng và phức tạp, kích đòi hỏi người sử dụng phải có một sức khoẻ và bản lĩnh “tương đối”. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Lã Bố 11 tuổi đã đánh bại đại lực sĩ giỏi nhất của dòng tộc, sau này lớn lên gặp tướng thì trảm tướng, đối đầu với vạn quân không hề mảy may run sợ, lại từng một mình chấp cả ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi. Tác giả khắc hoạ hình ảnh Lã Bố gắn liền với Phương Thiên Hoạ Kích, hẳn cũng có “ý đồ” làm nổi bật tài năng của vị danh tướng này.
Cặp bài trùng Phương Thiên Hoạ Kích và Lã Bố trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tam Quốc diễn nghĩa. Không chỉ là một nhân vật, một vũ khí và một câu chuyện, đó còn là những bài học sâu sắc đối với người đọc về sự trung thành và chính trực. Có thể, Phương Thiên Hoạ Kíchchưa từng tồn tại ngoài đời thật, thế nhưng xét về mặt văn học,Phương Thiên Hoạ Kích là mảnh ghép hoàn hảo cho Lã Bố vàTam Quốc diễn nghĩa.
Bát Xà Mâu là binh khí được Trương Phi sử dụng, theo mô tả đây là cây mâu dài, lưỡi được uốn lượn như thân rắn, đầu được mài sắc. Bát Xà Mâu thường được sử dụng để đâm, chém ngang với tốc độ cao. Ngoài ra còn được sử dụng để bổ và trượt dọc thân vũ khí của đối thủ nhằm buộc đối thủ phải buông vũ khí.
Người sử dụng Bát Xà Mâu phải kết hợp được sức mạnh và sự nhanh nhẹn, khả năng ứng biến trong mỗi trận đấu tốt. Như đã thấy Trương Phi khi sử dụng thường thường dồn sức mạnh để đâm, bổ, chém ngang, cộng với một số thủ thuật gây sức ép tâm lý khiến đối thủ phân tâm để đưa ra đòn kết liễu nhanh chóng.
Với Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến địa nổi tiếng nhất thời Tam Quốc, cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở Xích Bích, vào Tây Xuyên diệt Lưu Chương… Trương Phi và Bát Xà Mâu, cùng con ngựa “Ô vân đạp tuyết” là một trong những sự kết hợp mạnh mẽ nhất, thể hiện đầy đủ dũng khí của một tướng quân thời cổ đại.
4. Tam Xích Thanh Phong
Trong võ lâm, sử dụng được song kiếm không có mấy người, người luyện võ đều biết câu: “Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày”. Vì vậy người sử dụng được kiếm mà lại là song kiếm, nhất định là một nhân vật không bình thường, Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là người như vậy.
Kiếm hay gươm là một loại vũ khí lạnh cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ.
Sở hữu Tam Xích Thanh Phong, với hai tay hai kiếm, Lưu Bị đã từng đấu với Lã Bố trong trận ở Hổ Lao Quan, đã từng đánh với đô đốc Hạ Hầu Đôn ở gò Bác Vọng. Trước những đối thủ mạnh và rất mạnh như thế, đôi song kiếm này đã hoàn thành xuất sắc vai trò bảo vệ chủ nhân của mình.
5. Tam Tiêm Thương
Tam Tiêm Thương được mô phỏng theo loại binh khí trong truyền thuyết của Nhị Lang Thần do Giao Long ba đầu hóa thành. Cây thương này phần đầu được làm to, mài sắc hai cạnh, đầu của thương được chẻ làm ba. Với thiết kế như vậy người sử dụng có thể bổ mạnh uy hiếp đối thủ, móc, kẹp vũ khí và có thể đâm làm đối thủ ngã ngựa. Trong Tam Quốc, Tam Tiêm Thương được Khương Duy sử dụng.
Một người nữa cũng sử dụng thương vô cùng điêu luyện trên chiến trường chính là một trong ngũ hổ tướng của Tây Thục: Triệu Tử Long. Với cây thương của mình, Tử Long đã từng khiến Tào Tháo giật mình sửng sốt. Trong trận Đương Dương, Trường Bản, Tử Long đã dùng cây thương này để cứu ấu chúa A Đẩu, con trai Lưu Bị và lấy mạng hàng chục viên tướng của Tào Tháo. Trong trận mạc Tử Long chính là một viên tướng uy dũng vô cùng.
6. Đàn thất huyền cầm
Khi nhắc đến “Thất huyền cầm” chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại nhạc cụ có từ cổ xưa của người Trung Hoa nhưng ít ai biết nó cũng đồng thời là một loại vũ khí nữa. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, chiếc đàn này không phải là một loại vũ khí gây sát thương trực tiếp nhưng có khả năng đánh đuổi cả một đội quân hùng hậu.
Còn nhớ khi Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý vây ở Tây Thành, trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, ông đã mang cây đàn ấy lên ngồi trên mặt thành bình thản gảy. Khi nghe âm luật và nhìn phong thái bình tĩnh, với tiếng đàn “truyền giao cách cảm” hàm chứa thông điệp đầy ẩn ý của Khổng Minh, Tư Mã Ý hiểu ý liền vội rời đi.
Thực ra Tư Mã Ý sợ có quân mai phục trong thành chỉ là một lý do. Nguyên nhân đằng sau là Tư Mã Ý hiểu chỉ khi Gia Cát Lượng còn thì mình cũng mới bình an vô sự. Một khi Gia Cát Lượng không còn, Tư Mã Ý cũng sớm bị hoàng đế nước Ngụy trừ bỏ.
Săn được thỏ thì giết chó, bắt được cá thì vứt giỏ, khi đại nghiệp thành, chiến tranh qua đi, tất mưu sĩ và đại tướng sẽ bị hại, đó là lẽ thường trong lịch sử. Với Gia Cát Lượng mà nói, đây cũng là một kiểu ‘chiến tranh tâm lý’ cực kỳ đặc biệt. Người ta nói, tiếng đàn của Gia Cát Lượng có sức mạnh của chục vạn hùng binh là như vậy.
Tiếng đàn đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình như một loại ‘vũ khí’ lợi hại, xưa nay ít thấy. Chỉ có các bậc cao nhân mới có thể sử dụng chúng và ‘đối thủ’ cũng nhất định là phải ở cùng một cảnh giới thật cao mới có thể hiểu nổi.
Ánh Trăng
VẬT TƯ HẢI ÂU
KHƠI NGUỒN ĐAM MÊ - SÁNG TẠO CUỘC SỐNG
Bản inNgười gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Đang truy cập: 9 Trong ngày: 77 Trong tuần: 1231 Lượt truy cập: 62847353 |